Khuyến nông
Sử dụng hiệu quả thuốc trừ cỏ trong canh tác mía
Thứ tư, 12/1/2011 12:00:00 AM

Qua điều tra so sánh hiệu quả diệt cỏ bằng lao động thủ công và bằng hóa chất kết hợp lao động thủ công cho thấy biện pháp hóa học giảm được chi phí từ 765.000 - 1.465.000 đồng/ha và có thể áp dụng rộng rãi cho các diện tích mía để giảm áp lực thiếu hụt công lao động thủ công.

SƠ LƯỢC VỀ THUỐC TRỪ CỎ VÀ CÁC LOẠI CỎ DẠI THƯỜNG GẶP TRÊN RUỘNG MÍA TÂY NINH

A. SƠ LƯỢC VỀ THUỐC TRỪ CỎ.

 

 

1. Các dạng chế phẩm thuốc trừ cỏ.
          Thuốc trừ cỏ được phân biệt theo các dạng chủ yếu sau:
          - Huyền phù: HP, SC, AS, F.
          - Nhũ dầu: EC, ND.
          - Bột thấm nước: WP, SP, BTN.
2. Phân biệt theo cách tác động
          - Thuốc chọn lọc: Ở liều lượng nhất định có thể diệt một vài thực vật trong quần thể. Tuy nhiên một số thuốc nếu sử dụng liều cao trở thành không chọn lọc
          - Thuốc không chọn lọc: Diệt tất cả các loài thực vật sau khi tiếp xúc hoặc lưu dẫn.
          - Thuốc tiếp xúc: Chỉ diệt các bộ phận của thực vật tiếp xúc trực tiếp với thuốc.
          - Thuốc lưu dẫn: Thuốc di chuyển từ điểm tiếp xúc đến toàn bộ các bộ phận của cây, làm cho cây chết hoàn toàn.

 

3. Phân biệt theo thời điểm xử lý thuốc.
          - Đất khai hoang: Có thể áp dụng biện pháp tùy điều kiện cụ thể.
          - Tiền nảy mầm: Áp dụng sớm trước hoặc ngay sau trồng hoặc gieo hạt, để đạt hiệu quả cao đất cần được cày bừa kỹ, sạch cỏ gốc và đủ độ ẩm (độ ẩm đất đạt 60-80% độ ẩm tương đối.)

          - Hậu nảy mầm: Áp dụng sau khi cỏ và cây trồng đã mọc (từ  15 – 01 tháng tuỳ theo mức độ cỏ), kết hợp  cày hoặc vun gốc thủ công với xử lý thuốc giúp sạch cỏ suốt vụ

4. Các yết tố ảnh hưởng đến hiệu quả phòng trừ cỏ bằng thuốc hóa học.
          - Luân phiên sử dụng thuốc: Diệt được nhiều loài cỏ khác nhau, tránh cỏ kháng thuốc hoặc loài thứ yếu có thể bộc phát nếu chỉ sử dụng một loài thuốc.
          - Cỏ đã già, kết thúc chu kỳ sinh trưởng khó diệt hơn cỏ mới mọc, hoặc phải sử dụng liều cao ảnh hưởng đến sức sống của cây trồng.
          - Ảnh hưởng của đất: Đất có sa cấu nhẹ (đất cát) ít hấp thụ thuốc, do đó cỏ hấp thụ thuốc nhiều hơn so với đất nặng. Nên khi trừ cỏ trên đất thịt nặng phải tăng số lượng và hàm lượng so với đất cát hoặc cát pha.
          - Ẩm độ đất: Đất đủ độ ẩm có hiệu quả phòng trừ cỏ cao so với đất khô.
          - Độ ẩm và nhiệt độ không khí: Phun thuốc trong điều kiện nhiệt độ cao và độ ẩm không khí thấp làm giảm hiệu lực của thuốc trừ cỏ, thuốc chậm chuyển xuống vùng rễ cỏ, có thể làm cháy lá cây trồng và không những vậy do khô nhanh nên làm giảm lượng thuốc cỏ hấp thu. Do đó nên phun thuốc vào buổi sáng sớm hoặc lúc chiều mát, có độ ẩm cao.
 
5. Nguyên tắc chung khi sử dụng thuốc trừ cỏ.
          Từ các kết quả nghiên cứu và ứng dụng thuốc trừ dịch hại nói chung và thuốc trừ cỏ nói riêng các nhà khoa học đã đưa ra nguyên tắc ( 4 đúng) như sau:
          - Đúng thuốc : Đem lại hiệu quả cao đối với đối tượng cần diệt.
          - Đúng lúc: Áp dụng khi cỏ mới phát sinh hoặc khi cỏ đang tăng trưởng mạnh dễ áp dụng thuốc cỏ vừa đem lại hiệu quả cao trong phòng trừ.
          - Đúng liều lượng: Sử dụng theo hướng dẫn của nhà sản xuất, không được vượt quá 15% theo liều lượng hướng dẫn vì:
               + Liều lượng thấp: Lượng độc chất không đủ tác dụng để diệt cỏ.
               + Liều lượng cao:
                    * Thuốc trừ cỏ không những có thể gây hại cho cây trồng mà tồn tại đến vụ sau.
                    * Có thể gây cháy lá cỏ hạn chế thuốc di chuyển trong cỏ dại.
                    * Gây lãng phí thuốc.
          - Đúng cánh: Pha thuốc với nước sạch, đi theo chiều gió... Nhằm năng cao hiệu quả diệt cỏ và tránh tổn thương cho cây trồng và người phun.
 
6. Tính độc trên thuốc trừ cỏ.
          - Là liều lượng gây chết 50% cá thể trong thí nghiệm. Được kí hiệu là: MLĐ hoặc LD50.

 

B. MỘT SỐ LOÀI CỎ DẠI THƯỜNG GẶP TRÊN RUỘNG MÍA.
          - Giúp người trồng mía nhận biết các loài cỏ dại trên đồng ruộng để sử dụng các loại thuốc trừ cỏ cho phù hợp.
a. Theo chu kỳ sống.
          - Cỏ hằng niên : Chu kỳ sống 1 năm hay 1 mùa.
          - Cỏ nhị niên: Chu kỳ sống 2 năm.
          - Cỏ đa niên: Có chu kỳ sống trên 2 năm.

 

b. Phân theo nhóm tử diệp.
          Dựa trên cây đơn tử diệp (1 lá mầm) và song tử diệp ( 2 lá mầm) gồm:
          - Nhóm cỏ hòa bản: Lá hẹp gân song song, thuộc nhóm 1 lá mầm, thân tròn có đốt.
          - Nhóm cỏ lác: Lá dài và hẹp có gân song song, thuộc nhóm 1 lá mầm, thân hình tam giác, không có lóng.
          - Nhóm cỏ lá rộng: Lá rộng hơn 2 nhóm trên, gân lá hình chân vịt, thường là 2 lá mầm.
4. Sự cạnh tranh cỏ dại với cây trồng.
          - Cạnh tranh về dinh dưỡng: Đối với cây mía, giai đoạn cỏ cạnh tranh mạnh nhất là vào đầu sinh trưởng từ 28 – 120 ngày sau khi trồng. Cỏ hấp thu chất dinh dưỡng nhanh hơn mía và tích lũy trong mô với hàm lượng tương đối cao.
          - Cạnh tranh về nước.
          - Cạnh tranh về ánh sáng.
          - Cạnh tranh giữa cỏ dại với nhau.
5. Các loại cỏ dại thường gặp trên ruộng mía.
Cỏ chân gà
D. aegyptium
Họ hòa bản
Poace Ac
Cỏ bông
D. gitaria Setigcra
 //
 //
Cỏ tranh
T. cilindria
 //
 //
Cỏ đuôi phụng
L. chinnensis
 //
 //
Cỏ mỹ
P. polystachyn
 //
 //
Lác ba đào
C. compactatus popuilurion
Họ lác
Cyperaceac
Cú cơm
Chlpan
 //
 //
Cói bay
Cpilosus
 //
 //
Cỏ cú
Cratundus
 //
 //
Cỏ chác
Secdling
 //
 //
 Dền gai
 A. spinosns
 Họ dền
 A maranthucac
 Mòng gà
 C. aregentina
 //
 //
Kim thất (tàu bay)
 C.crepiclioide
 Họ cúc
 A steraeac
 Yến bạch (cỏ hôi)
 E. odoratum
 //
 //
 Đậu đồ sơn
 A.Americanu
 Họ đậu
 Legumixosac
 Muồng hôi
 C toru
 //
 //
 Trinh nữ móc (Mắc cỡ tây)
 M. invisa
 //
 //
 Trinh nữ nhọn (Mai dương)
 M.Pigru
 //
 //
 Trinh nữ (mắc cỡ đỏ)
 M.Pudicu
 //
 //
 Rau trai
 C. benghalensis
 Rau trai
 Commelinaleac
 

I. SO SÁNH HIỆU QUẢ DIỆT CỎ BẰNG LAO ĐỘNG THỦ CÔNG VÀ BẰNG HÓA CHẤT KẾT HỢP LAO ĐỘNG THỦ CÔNG.

 

 

1. Làm cỏ bằng lao động thủ công.
          Qua điều tra thực tế ngoài đồng ruộng trong vụ 2010 – 2011, tiền công làm cỏ trung bình trên 01 ha mía như sau:
Số công làm cỏ trung bình/ha 80-100 công/ha
Đơn giá công/ngày 35.000 đồng/ngày
Tiền công làm cỏ trung bình/ha 2.800.000 - 3.500.000 đồng/ha
 
2. Diệt cỏ bằng hóa chất kết hợp lao động thủ công.
Điều tra thực tế thực tế ngoài đồng ruộng của các HĐ sử dụng thuốc trừ cỏ theo bảng sau:
Lần phun
Loại thuốc
Số lượng (Kg, lít)
Đơn giá (đ/Kg)
T tiền
Công phun (đ/ha)
Tổng cộng
1
Ametrex 80 WP
(hoặc Metrimex 80 WP)
2,4 D
3
150.000
450.000
200.000
830.000
3
60.000
180.000
2
Antaco 500ND
(hoặc LASSO 48 EC)
2
65.000
130.000
200.000
330.000
  Tổng cộng         1.160.000
 
Kết hợp làm cỏ thủ công (2 đợt): 25 công x 35.000 đồng/công     = 875.000 đồng
Tổng chi phí/vụ:                          1.160.000 đồng + 875.000 đồng = 2.035.000 đồng
 
          So sánh hiệu quả diệt cỏ bằng lao động thủ công và bằng hóa chất kết hợp lao động thủ công như sau:
          - Sử dụng thuốc trừ cỏ giảm chi phí so với làm thủ công: Từ : 765.000 - 1.465.000 đồng/ha.
          - Giảm được áp lực thiếu lao động thủ công vào lúc cao điểm, làm cỏ, chăm sóc mía.

 

 

 II. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG THUỐC TRỪ CỎ TRONG QUY TRÌNH THÂM CANH MÍA
1. Các điểm lưu ý khi sử dụng thuốc trừ cỏ cho mía.
          - Phải nhận biết và xác định được loài cỏ dại trên ruộng mía cần phòng trừ, sử dụng đúng loại thuốc mới mang lại hiệu quả cao.
          - Sử dụng thuốc phải tuân theo quy tắc 4 đúng( theo mục II.5)
          - Pha thuốc bằng nước sạch, không lẫn bùn đất làm giảm hiệu lực thuốc, phun thuốc khi đất còn đủ ẩm.
          - Không được pha thuốc vượt quá 15% hàm lượng theo hướng dẫn của nhà sản xuất.
          - Đối với thuốc tiền nảy mầm phun khi cỏ chưa mọc. Thuốc hậu nảy mầm phun khi cỏ có từ 1-2 lá hoặc đang sinh trưởng mạnh.
          - Không phun thuốc có hoạt chất Glyphosate trên ruộng mía, chỉ sử dụng trên đất hoang hoặc các bờ ranh.
 
2. Các  thuốc trừ cỏ cho mía đã được kiểm nghiệm ở vùng nguyên liệu Cty.

a. Đối với vụ Hè thu.

          Lần I: Sau khi trồng lấp đất mỏng và kín hom tiến hành phun thuốc tiền nảy mầm, có thể phun 1 trong các loại thuốc sau:
 
Tên thuốc Hàm lượng
Antaco 500DD 2 lít/ha
Lassso 48 EC 2 - 3 kg/ha
Ansaron 80WP 2 - 3 kg/ha
 
          Tiến hành xịt lần 2 sau khi bón thúc , cày vô. Có thể phun 1 trong các loại thuốc sau:
 
Tên thuốc Hàm lượng
Ametrex 80WP 2 - 3 kg/ha
Atra an nông 80WP 2 - 3 kg/ha
Gesapax 500 FW 3 lít/ha
 
          * Phun thuốc khi đất còn đủ ẩm, để tăng hiệu quả diệt cỏ.

 

 

b. Đối với vụ trồng Đông xuân:
          Lần 1: Sau khi làm cỏ thủ công, tiến hành phun thuốc trước khi bước vào mùa mưa (tháng 4-5). Có thể phun 1 trong các loại thuốc sau:
Tên thuốc Hàm lượng
Ametrex 80WP 3 - 4 kg/ha
Atra an nông 80WP 3 - 4 kg/ha
Ansaron 80WP 3 - 4 kg/ha

 

          Nếu trên ruộng mía có nhiều loại cỏ 2 lá mầm thì nên trộn thêm thuốc trừ cỏ 2,4D 720ND hoặc OK 683ND Hàm lượng: 2-3 lít/ha.
 
          Lần 2: Sau khi bón thúc , cày vô. Có thể phun 1 trong các loại thuốc sau:
Tên thuốc Hàm lượng
Atra 500 SE 2 - 3 kg/ha
Lassso 48 EC 2 - 3 kg/ha
Ansaron 80WP 3 - 4 kg/ha
Antaco 500DD 2 lít/ha

 

III. KẾT LUẬN – ĐỀ NGHỊ
          - Qua điều tra so sánh hiệu quả diệt cỏ bằng lao động thủ công và bằng hóa chất kết hợp lao động thủ công cho thấy biện pháp hóa học giảm được chi phí từ 765.000 - 1.465.000 đồng/ha và có thể áp dụng rộng rãi cho các diện tích mía để giảm áp lực thiếu hụt công lao động thủ công.

 

          - Phun thuốc trừ cỏ có hiệu quả cao ở vùng đất thấp và triền trảng. Ở vùng đất cao có hiệu quả tốt trong mùa mưa.
Chia sẻ với bạn bè qua:
Video clip
Hình ảnh hoạt động
Hiến máu 2 Kỷ niệm 5 năm thành lập Kỷ niệm 5 năm thành lập Tưới mía Kỷ niệm 5 năm thành lập
Thống kê truy cập